Đại học Tài chính Kinh tế Vân Nam: Triển khai giáo dục viện trợ nước ngoài, phục vụ ngoại giao quốc gia

Trang chủ» Tin tức» Tin tức ngoại sự» Đại học Tài chính Kinh tế Vân Nam: Triển khai giáo dục viện trợ nước ngoài, phục vụ ngoại giao quốc gia 2023-09-26

Đại học Tài chính Kinh tế Vân Nam: Triển khai giáo dục viện trợ nước ngoài, phục vụ ngoại giao quốc gia, xây dựng Đại học tài chính kinh tế trình độ cao cắm chốt ở Vân Nam, phục vụ cả nước, hướng tới Nam Á Đông Nam Á

Mạng Tân Hoa Xã

Cắm chốt Vân Lĩnh, phục vụ cả nước, lan tỏa xung quanh, hướng ra thế giới, Đại học Tài chính Kinh tế Vân Nam kiên trì theo đuổi lấy nhân làm gốc, cầu thực sáng tạo, dẫn đầu xã hội, tôn trọng độc lập nhân cách và tự do học vấn, khuyến khích tạo nên những giá trị và gánh vác trách nhiệm, tập trung bồi dưỡng những người xây dựng xã hội chủ nghĩa và những người kế thừa phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động.

Đại học Tài chính Kinh tế Vân Nam kiên trì lập mở trường học kiểu mở cửa, chủ động phục vụ và hội nhập vào đề xướng “Một vành đai, Một con đường” của đất nước, thể hiện trách nhiệm của Tài chính Vân Nam, đóng góp cống hiến Tài chính Vân Nam, nỗ lực trở thành vùng cao mới quốc tế hóa giáo dục lan tỏa tới Nam Á Đông Nam Á, hướng ra toàn cầu.

Xuất phát điểm của Trường Đại học Tài chính Kinh tế Vân Nam đảm nhận nhiệm vụ giáo dục đào tạo viện trợ nước ngoài là gì? Giáo dục viện trợ nước ngoài của nhà trường đã thu được những thành tựu gì, có những đặc điểm nổi bật gì? Lĩnh vực sáng tạo khoa học kỹ thuật có những thực tiễn cụ thể nào? Vương Kiến Dĩnh, Bí thư Đảng ủy Đại học Tài chính Kinh tế Vân Nam, Phó Hội trưởng Hiệp hội Giao lưu Quốc tế Giáo dục Vân Nam làm khách mời phỏng vấn của Tân Hoa Xã, trò chuyện sâu về triển vọng trong tương lai đối với công tác quốc tế hóa giáo dục của nhà trường. 

捕获_副本.jpg

Sau đây là những nội dung nổi bật của cuộc phỏng vấn này:

Hỏi: Xuất phát điểm của Trường Đại học Tài chính Kinh tế Vân Nam đảm nhận nhiệm vụ giáo dục đào tạo viện trợ nước ngoài là gì? Giáo dục viện trợ nước ngoài của nhà trường đã thu được những thành tựu gì, có những đặc điểm nổi bật gì?

Vương Kiến Dĩnh: Đầu tiên, giáo dục viện trợ nước ngoài là áp dụng biện pháp quan trọng để mở rộng giáo dục kiểu mở trong thời đại mới, tích cực phục vụ cho chiến lược quốc gia, nâng cao tiếng nói của đất nước trên trường quốc tế, triển khai sâu rộng công tác ngoại giao dân gian, các dự án giáo dục và đào tạo viện trợ nước ngoài chất lượng cao cũng là nền tảng quan trọng kể những câu chuyện hay về Trung Quốc, truyền bá kinh nghiệm của Trung Quốc, nói lên tiếng nói của Trung Quốc. Chúng ta phải tự giác gánh chịu trách nhiệm, chủ động trong hành vi bảo vệ. Thứ hai, ưu thế chuyên ngành khoa học của nhà trường có thể chống đỡ hỗ trợ mạnh mẽ cho giáo dục viện trợ nước ngoài.

Đại học Tài chính Kinh tế Vân Nam hiện có 4 chương trình tiến sĩ khoa học cấp 1 về kinh tế ứng dụng, kinh tế lý luận, thống kê, quản trị kinh doanh, trong 65 chuyên ngành đại học của nhà trường có 43 chương trình xây dựng chuyên ngành đại học hàng đầu “kế hoạch hai vạn” cấp quốc gia và cấp tỉnh được phê duyệt, nhà trường đã thiết lập đội ngũ giảng viên cho các dự án giáo dục viện trợ nước ngoài, hiện có 89 giảng viên giảng dậy, đều có học hàm tiến sĩ và các chức danh chuyên nghiệp cao cấp trở lên, có thể đảm nhận công tác giảng dạy và hướng dẫn sinh viên hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Mười năm nay kể từ khi thành lập cơ sở, nhà trường đã dốc hết sức lực và trí tuệ của toàn trường để xây dựng thương hiệu Tài chính Vân Nam giáo dục viện trợ nước ngoài, chủ yếu có năm điểm nổi bật đặc sắc năm khía cạnh thành tựu cụ thể:

Năm điểm nổi bật đặc sắc:

Một là với tư cách một trường đại học biên giới, kiên trì chủ động hội nhập và phục vụ chiến lược phát triển đất nước và tỉnh Vân Nam, xoay quanh “ba định vị” đã đạt được những thành tựu nổi bật ở phương diện xây dựng trung tâm lan tỏa Vân Nam hướng tới Nam Á và Đông Nam Á;

Hai là đã xây dựng một cách có hệ thống mô hình đào tạo nhân tài viện trợ nước ngoài “kết hợp giữa nhà nước với địa phương, kết hợp đào tạo dài hạn với ngắn hạn, kết hợp giáo dục học vấn với đào tạo chuyên ngành, kết hợp trực tuyến với ngoại tuyến”, dùng hành động thực tế gặt hái được sự công nhận và tin tưởng.

Ba là tích hợp hiệu quả cao và tận dụng triệt để các chương trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học khác nhau của nhà trường và nền tảng giao lưu với nước ngoài, đã kết giao, đào tạo một số lượng lớn sinh viên quốc tế;

Bốn là dựa vào cơ sở đào tạo các quan chức thương mại quốc tế và các chương trình giáo dục, truyền bá tiếng nói của Trung Quốc, kể những câu chuyện hay về Trung Quốc, ngôi trường trở thành trận địa thúc đẩy tự tin văn hóa và văn hóa ưu tú Trung Hoa;

Năm là thông qua quốc tế hóa giáo dục và phát triển giáo dục viện trợ nước ngoài, đã tối ưu hóa hệ thống đào tạo nhân tài, đã nâng cao năng lực đào tạo nhân tài.

Năm khía cạnh thành tựu:

Thứ nhất, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, kiên trì tuân thủ “tiêu chuẩn Trung Quốc” về đào tạo nhân tài. Nhà trường căn cứ theo tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng giảng dạy chuyên ngành đại học ở các trường đại học thông thường của Bộ giáo dục, kết hợp với việc đào tạo thực tế sinh viên dự án viện trợ nước ngoài, xây dựng hệ thống đào tạo nhân tài hoàn toàn bằng tiếng Anh, chuyên lập phương án đào tạo, không ngừng hoàn thiện các biện pháp đảm bảo chất lượng giảng dạy cho sinh viên dự án viện trợ nước ngoài; đã xây dựng kho dữ liệu bài giảng, kho dữ liệu giảng viên, kho dữ liệu đơn vị khảo sát cho dự án giáo dục viện trợ nước ngoài, thành lập “Ủy ban học vấn dự án viện trợ nước ngoài” phụ trách công tác quyết sách về các phương diện như xin phép dự án, thiết lập chương trình giảng dạy, tuyển chọn và đánh giá giảng viên, giám sát chất lượng giảng dạy. Tính đến nay, nhà trường đã tổ chức tổng cộng 175 khóa đào tạo không học hàm ngắn hạn của Bộ Thương mại và đào tạo hơn 4.300 quan chức chính phủ đến từ 103 quốc gia. Các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, nghiên cứu sinh viện trợ nước ngoài đã tuyển sinh đào tạo 251 sinh viên đến từ 50 quốc gia và 135 sinh viên đã tốt nghiệp.

Nhà trường đã bám chắc lấy trọng điểm này là “con người” đặc biệt là “người quan trọng”, tận tâm tận tình tận sức đào tạo một lượng lớn nhân tài có tố chất cao và những sứ giả hữu nghị cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước theo thống kê thăm dò sơ bộ, chiếm khoảng 30% sinh viên tốt nghiệp được thăng chức trong vòng nửa năm sau khi học xong về nước.

Thứ hai, thúc đẩy tự tin văn hóa, làm tốt “loa phát thanh” cho câu chuyện hay về Trung Quốc. Trong chương trình giáo dục và đào tạo viện trợ nước ngoài, nhà trường đã lồng ghép phần chương trình giáo dục đặc sắc Trung Quốc và chiến lược phát triển Trung Quốc kể những câu chuyện hay về Trung Quốc, truyền bá kinh nghiệm của Trung Quốc, nói lên tiếng nói của Trung Quốc, để sinh viên có thể hiểu rõ về Trung Quốc, nhận thức về Trung Quốc một cách toàn diện và đa chiều hơn. Chúng tôi tổ chức cho sinh viên đến các khu vực phát triển như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến đi khảo sát thực tế, hiệu ứng giảng dậy lý thuyết trên lớp thực hiện “lý thuyết thực hành hợp nhất”. Thông qua đi vào ngành nghề, doanh nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm thành công mở cửa cải cách Trung Quốc. Ngoại trừ các vùng ven biển phát triển, chúng tôi còn tổ chức cho sinh viên điều tra, nghiên cứu công tác chấn hưng nông thôn và thu được nhiều gợi ý bổ ích.

Ngoài ra, trường còn thông qua sức mạnh văn hóa truyền thống ưu tú của Trung Quốc truyền cảm hứng cho sinh viên nước ngoài, bắc cầu nối học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh. Trường học dựa theo cơ sở phổ biến ngôn ngữ và chữ viết quốc gia, lấy “Phổ biến ngôn ngữ và chữ viết +” làm lô gic chủ đạo, không ngừng mở rộng ý nghĩa giáo dục viện trợ nước ngoài, tăng cường mức độ xây dựng ngôn ngữ và văn hóa, kế thừa, phát triển, quảng bá và phổ biến ngôn ngữ văn hóa ưu tú Trung Hoa làm nội dung quan trọng trong giáo dục viện trợ nước ngoài, thông qua bao phủ hoạt động đa chiều, đa phương diện, tập trung trải nghiệm văn hóa phong phú cho sinh viên quốc tế, tổ chức cho sinh viên học thư pháp, khắc dấu, học vẽ tranh quốc họa, biến diện, luyện thái cực quyền, hát những bài hát cổ điển Trung Quốc và tham gia trò chơi thể thao, đến từ các nền văn minh và văn hóa của các nước trên thế giới, trao đổi, giao lưu hòa nhập học hỏi lẫn nhau trong Trường Tài chính Vân Nam, tăng cường sâu hơn nữa sự hiểu biết và nhận biết về văn hóa truyền thống ưu tú Trung Hoa, đường lối Trung Quốc và sự lựa chọn của Trung Quốc đối với sinh viên quốc tế tại Trung Quốc. Dưới khái niệm cộng đồng vận mệnh nhân loại chỉ quan niệm “mỹ mỹ du cộng, thiên hạ đại đồng” để thể hiện sức hấp dẫn mạnh mẽ.

Thứ ba, kiên trì giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng “cầu hữu nghị” trong lòng dân. Tiến hành trao đổi và hợp tác sâu rộng, nỗ lực làm sâu sắc thêm tình hữu nghị giữa nhân dân nước ngoài, đã gặt hái được những báo đáp tình cảm quý báu.

Thứ tư, đứng vững chung lòng tăng cường hiệu quả, làm tốt “chất xúc tác” của hợp tác chính phủ. Nhà trường chủ động hội nhập và phục vụ chiến lược mở cửa quốc gia, phát huy lợi thế vị trí hỗ trợ hợp tác khu vực, đóng vai trò làm cầu nối để thúc đẩy hợp tác giữa Vân Nam với các quốc gia lân cận dọc theo đề xướng “Một vành đai, Một con đường”.

Thứ năm, tận dụng tốt góc nhìn từ bên ngoài, để bạn bè quốc tế thắp sáng “Yêu thích Trung Quốc”. Nhà trường không ngừng tăng cường xây dựng khả năng quảng bá quốc tế, kể những câu chuyện về Trung Quốc, những câu chuyện về Vân Nam và những câu chuyện về Tài chính Vân Nam, thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Trung trên thế giới. Triệu Nhu Na, sinh viên đến từ Bộ Quản lý tài nguyên đất nước Botswana, bày tỏ tình cảm sâu sắc với Trung Quốc tại lễ tốt nghiệp, cô coi trải nghiệm học tập tại Tài chính Vân Nam là một cột mốc trong cuộc đời, và coi Trung Quốc như quê hương thứ hai của mình.

Hỏi: Hợp tác quốc tế triển khai lĩnh vực đổi mới khoa học công nghệ cũng là một trong những ý nghĩa quan trọng của quốc tế hóa giáo dục, Đại học Tài chính Kinh tế Vân Nam có những thực tiễn cụ thể nào về phương diện này? 

Vương Kiến Dĩnh: Nhà trường vô cùng coi trọng triển khai hợp tác nghiên cứu khoa học quốc tế xuyên khu vực, chú trọng tăng cường xây dựng các ngành cơ bản, các ngành mới nổi, các ngành giao thoa, thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới khoa học nhằm hướng tới lĩnh vực công nghệ của thế giới và các nhu cầu quan trọng của quốc gia.

Ở đây, giới thiệu sơ lược về tình hình có liên quan của Trung tâm Nghiên cứu khu vực Ấn Độ Dương. Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ Dương của nhà trường là một viện chính sách kiểu mới và nền tảng giao lưu có tầm ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển hợp tác giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Ấn Độ Dương, xây dựng Trung tâm lan tỏa của tỉnh Vân Nam hướng tới Nam Á và Đông Nam Á. Trung tâm hàng năm xuất bản “Báo cáo phát triển khu vực Ấn Độ Dương (Sách bìa xanh)” phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh, năm 2014 bắt đầu chính thức phát hành tạp chí “Nghiên cứu kinh tế Ấn Độ Dương”, tạp chí này tập trung vào nghiên cứu các vấn đề khu vực và quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương.

Hỏi: Công tác quốc tế hóa của nhà trường bước tiếp theo có triển vọng gì?

Vương Kiến Dĩnh: Xây dựng cường quốc, giáo dục nên làm như thế nào? Phát triển tỉnh Vân Nam hùng mạnh, Tài chính Vân Nam nên làm như thế nào? Luôn là câu hỏi về thời đại, câu hỏi sứ mệnh, câu hỏi về trách nhiệm mà Tài chính Vân Nâm miệt mài theo đuổi. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 đã giải thích một cách toàn diện sâu sắc về bản chất và ý nghĩa của công cuộc hiện đại hóa kiểu Trung Quốc. Từ cao độ ý nghĩa đổi mới nhận thức luận và phương pháp luận, hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, mang lại gợi ý tư tưởng và dẫn dắt thực tiễn mới để điều chỉnh hơn nữa chiến lược quốc tế hóa giáo dục đại học Trung Quốc.

Bước tiếp theo, nhà trường sẽ gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước với Vân Nam, chủ động hội nhập và phục vụ thực hiện “Một vành đai, Một con đường” và “ba đề xướng lớn” toàn cầu, phục vụ chất lượng cao Vân Nam trong việc xây dựng trung tâm lan tỏa hướng tới Nam Á và Đông Nam Á. Tập trung làm tốt ba việc:

Thứ nhất, đối với bên ngoài, tiếp tục xuất khẩu tài nguyên giáo dục chất lượng cao, xây dựng Học viện thương mại Bangkok lớn mạnh hơn, và nhân rộng kinh nghiệm thành công lập mở trường học, nỗ lực nâng cao sức ảnh hưởng quốc tế hóa giáo dục ở các nước láng giềng;

Thứ hai, dựa vào Văn phòng ngoại vụ tỉnh Vân Nam, Hiệp hội hữu hảo đối ngoại tỉnh Vân Nam, Hiệp hội giao lưu quốc tế giáo dục Vân Nam, thúc đẩy tạo dựng một nền tảng chia sẻ tài nguyên và chung tay xây dựng đường lối, thực hiện giao lưu hợp tác liên minh giữa các trường đại học với các trường học đại học có tính cơ chế trong khuôn khổ Dự án thành phố kết nghĩa quốc tế, tích cực tham gia xây dựng các liên minh giáo dục quốc tế trong khuôn khổ RCEP, kết hợp yêu cầu nhân tài quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, trọng điểm nâng cao khả năng lan tỏa giáo dục hướng tới các nước Asean.

Thứ ba tăng cường hơn nữa thiết kế cao cấp nhất bên trong nhà trường, nổi bật các đặc điểm chuyên môn của các chuyên ngành “tài chính kinh tế”, phát huy đặc sắc ưu thế “viện nghiên cứu”, xây dựng các ý tưởng và khái niệm mới cho việc quốc tế hóa giáo dục tài chính kinh tế Vân Nam, thúc đẩy mạnh mẽ giao lưu hợp tác quốc tế thực chất, chuyên tâm gây dựng “Thương hiệu lập mở trường học hợp tác quốc tế Tài chính Vân Nam” và “Thương hiệu du học Tài chính Vân Nam”.

Trong tiến trình lịch sử triển khai giáo dục viện trợ nước ngoài, phục vụ ngoại giao quốc gia, thúc đẩy “Ba đề xướng toàn cầu lớn” và xây dựng hệ thống quản lý giáo dục toàn cầu, thể hiện càng nhiều trách nhiệm của Tài chính Vân Nam, đóng góp nhiều hơn cống hiến của Tài chính Vân Nam, phấn đấu trở thành vùng cao mới về quốc tế hóa giáo dục lan tỏa ra Nam Á và Đông Nam Á, hướng ra toàn cầu.



Copyright © 2014 Yunnan University of Finance and Economics All Rights Reserved. Made by Shi Xiaojing